6. Các toán tử trong Java - quanganh2001/java-basic-howkteam GitHub Wiki
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:
Các toán tử toán học được sử dụng trong các biểu thức toán học như trong đại số.
- Ví dụ: giả sử biến A có giá trị 1, biến B có giá trị 2
Việc đưa toán tử phía sau có nghĩa là sau khi thực hiện các việc khác thì nó mới tăng (giảm) giá trị, còn đưa lên phía trước thì nó phải tăng (giảm) giá trị rồi mới thực hiện các việc khác.
Ví dụ
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
int a = 1;
//In rồi mới tăng
System.out.println(a++);
//Tăng rồi mới in
System.out.println(++a);
//Cộng 1 và in ra rồi mới tăng
System.out.println(a+++1);
//Tăng rồi mới cộng 1 và in ra
System.out.println(++a+1);
}
}
Kết quả
1
3
4
6
Các toán tử quan hệ được sử dụng để kiểm tra 2 giá trị của 2 biến.
- Ví dụ: giả sử biến A có giá trị 1, biến B có giá trị 2
Các toán tử thao tác bit chỉ được áp dụng cho các kiểu dữ liệu integer, long, int, short, char và byte. Ta sẽ chuyển các giá trị trong biến sang giá trị integer rồi thao tác trên đó.
- Ví dụ: giả sử biến A có giá trị 1 thì giá trị nhị phân là 0000 0001, biến B có giá trị 2 thì giá trị nhị phân là 0000 0010
Các toán tử logic dùng để đưa ra giá trị đúng sai trong một loạt các mệnh đề với nhau
- Ví dụ: giả sử biến A có giá trị true, biến B có giá trị false
Các toán tử gán dùng để thực hiện toán tử số học đồng thời gán cho giá trị mình muốn
Là toán tử chỉ dùng cho các biến của kiểu dữ liệu tham chiếu. Mục đích để kiểm tra xem biến đó có đúng là kiểu dữ liệu mình dự đoán không, nếu đúng là true ngược lại trả về false. Ta có cú pháp:
<Đối tượng hoặc biến> instanceof <class hoặc interface>
- Ví dụ
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
String name = “HowKteam”;
Boolean isString = name instanceof String;
System.out.println(isString);
}
}
Kết quả là ra true
Là toán tử trả về dựa vào điều kiện đúng hay sai. Ta có cú pháp như sau:
Biến = <điều kiện> ? <giá trị nếu đúng> : <giá trị nếu sai>
- Ví dụ
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
int a = 1;
int b = 2;
int c = a<b ? 3 : 4;
System.out.println(c);
}
}
Kết quả ra 3
Đây là bảng độ ưu tiên dựa vào các hạng toán tử được liệt kê phía trên (những trường hợp phức tạp khác đã lược bỏ) với ưu tiên từ trên xuống, từ trái sang phải:
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu các hạng toán tử trong Java
Ở bài sau, chúng ta sẽ giới thiệu về Hằng trong Java.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!