Truyền Thuyết Tổ Nghiệp Và Bà Tổ Nghề May - GiangGiaLinh/GiangGiaLinh.github.io GitHub Wiki

Giỗ Tổ diễn ra vào ngày nào thì hầu như mọi người trong ngành hay ngoài ngành đều biết. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít ai biết được nguồn gốc lễ Giỗ bắt nguồn từ đâu và Bà Tổ nghề may là ai. Bởi lẽ đó, đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích được cập nhật trong bài viết này bạn nhé!

Ngày Giỗ Tổ Nghề May

Vào ngày 12 tháng 12 hằng năm, những người thợ may hay người kinh doanh trong lĩnh vực may mặc thường thành kính sắm lễ Giỗ tổ nghề may để cung kính tưởng nhớ các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ.

Giỗ tổ nghề may dường như đã trở thành thông lệ và nét hành xử đẹp trong văn hóa của một bộ phận ngành nghề đối với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.

Bà Tổ Nghề May Là Ai?

Ngày giỗ tổ nghề thì hầu hết mọi người đều biết, nhưng lại rất ít ai biết được nguồn gốc lễn bắt đầu từ đâu và tổ nghiệp là ai. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc "Bà tổ nghề may là ai" chưa?

Ai cũng biết nghề may là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam và có nguồn gốc từ khi con người biết trồn dâu nuôi tằm. Ấy vậy mà, nếu muốn xác định được Tổ nghiệp là ai lại không phải là điều đơn giản. Gốc gác và truyền thuyết nghề may dường như rất mơ hồ.

Riêng ở Hội An - khu phố cổ kính của người Quảng Nam và làng Trạch Xá , các bậc cao niêm truyền tai nhau rằng: vị tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen.

Bà tổ nghề may là ai?

Theo thần tích kể lại, Bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trán Sơn Tây. Vào tuổi trăng tròn, bà là người con gái nổi tiếng xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồn dâu nuôi tằm, dệt vải, thêu thùa...

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng phong lập 5 vị hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.

Vào dịp vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài giúp nước, đến làng Trạch Xá (Tổng Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa) đã đem lòng cảm mến và kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Sau đó bà theo vua về triều và được phong là Tứ phi Hoàng Hậu.

Tại cung vua, bà được giao cai quản về may mặc trong Hoàng Triều. Với sự thông minh, khéo léo và sáng tạo của mình, bà đã cùng các cung phi tạo nên nhiều loại quần áo của Hoàng tôn, công tử, Hoàng hậu và Triều nghi, trang phục nào cũng mang vẻ đẹp trang trọng và tiện lợi.

Đặc biệt, Bà đã đào tạo được đội ngũ thợ may, những người biết thêu thùa ngày càng đông đảo. Bà chính tay dạy cho các cung nữ từng đường kim mũi chỉ và dần dà phát triển nghề may trong cung vua mà từ trước đến nay chưa hề có.

Năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần hãm hại, buồn chán trước cảnh triều đình rơi vào binh đao loạn lạc, tranh quyền đoạt vị, Bà đã đưa các con từ giã Hoàng cung về làng Trạch Xá quê hương Bà.

Về cố hương, Bà đã mang nghề may truyền dạy cho dân làng và từ đó nghề may đã phá triển tiếp nối đời này đến đời sau. Tính đến nay, nghề may đã được hơn ngàn năm. Bà tổ nghề may mất và ngày 12 tháng 12, để tưởng nhó công đức của hiền nhân, người dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ và suy tôn bà là Đức Thánh tổ nghề may và lấy ngày Bà mất làm ngày giỗ Tổ hàng năm.

Nghi Thức Cúng Tổ Nghề May Diễn Ra Như Thế Nào?

Cứ vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm vào buổi sáng, lễ cúng Tổ nghề may lại diễn ra.

Với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm sẽ sắm sửa lễ vật là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm cũng bày biện đầu heo quay, vịt... tùy theo ý nguyện và hiệu quả kinh tế trong năm. Bàn cúng sẽ được lập ở nơi khang trang và gần bàn may.

Riêng với những làng nghề lâu năm, ngày giỗ Tổ được tổ chức trang nghiêm và cầu kỳ hơn rất nhiều. Lễ vật được chuẩn bị bao gồm: mâm ngủ quả, hoa lay-on, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, bình trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng, xôi, gà luộc, heo quay, chả lụa.....

Khi mâm cúng được chuẩn bị xong, lên hương đèn, các nghệ nhân kỳ cựu trong trang phục chỉnh tề làm chủ bái. Những bộ áo dài tuyệt đẹp được các nghệ nhân mặc làm nên từ chính đôi bàn tay tài hoa của thợ làng Trạch Xá mang sử dụng nhân ngày lễ thiêng liêng này.

Mâm cúng giỗ tổ nghề may

Nội dung khấn vái là lời cảm tạ công ơn của Tổ nghiệp đã khai sáng và truyền dạy nghề may. Cùng với lời cảm tạ dành cho những bậc hiền tài đã góp phần nâng cao và cải tiến nghề để đời sống ngày càng sung túc hơn. Không quên những lời cầu chúc cho nghề ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, quay quần chuyện trò.

Dù lập nghiệp ở bất cứ phương trời nào, xong người dân Trạch Xá vẫn luôn yêu quý, nhớ ơn và gìn giữ nghề may như một báu vật mà ông cha đã truyền lại. Cái nghề gắn liền với niềm tự hào giúp người phụ nữ giữ mãi cái đẹp trường tồn cùng dân tộc theo năm tháng.

Hiện nay, ngành may mặc nói chung và nghề may nói riêng đã có những phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Đặc biệt là lĩnh vực in may đồng phục (đồng phục công ty, đồng phục gia đình, đồng phục lớp...). Bạn biết đấy, không còn là những kỹ thuật thủ công kém năng suất như xưa nữa mà thay bằng những công nghệ tiên tiến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất không thua kém cách làm thủ công. Nhờ vậy mà ngành may mặc của nước ta ngày càng mở rộng và góp mặt trên trường quốc tế.

Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu qua truyền thuyết nghề may cùng những thông tin liên quan đến nghề. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Bà tổ nghề may là ai và ngày giỗ Tổ nghề may là khi nào.

Nguồn: https://www.bici.vn/n/ba-to-nghe-may.html