Một Số Loại Mực In Áo Thun Chuyên Dụng Phổ Biến Hiện Nay - GiangGiaLinh/GiangGiaLinh.github.io GitHub Wiki

Mực in áo thun chuyên dụng có những loại nào? Mời bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây để có kiến thức hữu ích cho mình bạn nhé!

Các Loại Mực In Áo Thun Đồng Phục Phổ Biến Hiện Nay

✔ Trong in ấn may mặc hiện nay có 5 loại mực in áo thun thông dụng nhất như:

  • Mực in gốc nước
  • Mực in gốc dầu
  • Mực UV
  • Mực Plastisol
  • Mực Sublimation ✔ Mỗi loại mực khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

➥ Mực in gốc nước

  • Loại mực này còn được biết đến với cái tên là mực nước, mực water - base ink.
  • Hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan mau trong nhiệt độ từ 50-60 độ C, còn nhiệt đọ dưới 25 độ thì mực sẽ khó tan hơn.
  • Mực loại này không cần phải trải qua khâu xử lý nhiệt hay ánh sáng mà có thể khô một cách tự nhiên.
  • Loại mực này được ứng dụng trong in áo thun đồng phục, in trên áo loại vải thun, vải lụa, vải sợi bông và nhiều vật liệu khác như: gỗ, đay, gai, mây... Tuy nhiên, nếu không phải in trên vải, mực in gốc nước thường được pha sẫm màu. Ngược lại, in trên vải thì mực sẽ được bán riêng, màu cốt riêng.
  • Khi in mực này thương lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng vì vậy mà loại mực này bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện hơn với môi trường.
  • Trong ngành in ấn trên vải, mực in gốc nước được chia thành 2 loại là: hàng nước và bóng dẻo. Hàng nước là mực sẽ thấm xuống nền vải, còn bóng dẻo là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải.
  • Tại thị trường Việt Nam, các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến nhất là: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinalamura, Furukawa, CSC...

➥ Mực in gốc dầu

  • Mực có độ bám tốt hơn so với mực nước nhưng tỉ lệ độc hại cao hơn mực nước.
  • Tuy nhiên, loại mực này không thân thiện với môi trường do nguồn gốc chế xuất từ dầu mỏ.
  • Mực có mùi dầu rất rõ, tùy vào khâu xử lý trung gian kỹ hay không sẽ cho mức độ mùi nặng nhẹ khác nhau.
  • Trong ngành in thường phân cấp độ độc hại của mực từ không chì (Lead Free), không kim loại nặng (Non-metal), không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free) ...và tùy theo các nước khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ cho người tiêu dùng.

➥ Mực UV

  • Là loại mực gốc dầu nhưng đã được cải tiến và xử lý trung gian giúp cải thiện những nhược điểm của loại dầu nguyên thủy.
  • Mực UV có độ trong suốt, sử dụng trong in, làm bóng mờ, tạo gồ hạt trên bề mặt vật liệu, tạo nên độ sống động cho hình ảnh.
  • Mực có độ bám tốt và in được trên nhiều chất liệu khác nhau.

➥ Mực in Plastisol

  • Là loại mực gốc dầu nhẹ. Loại mực này cần phải qua khâu xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ từ 160 trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo đội giày vật liệu in.
  • Mực Plastisol thường khi ngửi khó nhận biết gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
  • Mực có độ bám tốt, độ bóng cao, tạo được bề mặt đẹp và có thể làm mờ tùy ý.

➥ Mực in Sublimation

Là loại mực in phổ biến sử dụng khi in chuyển nhiệt. Mực in Sublimation sau khi in lên giấy chuyển nhiệt chuyên dụng, người ta sẽ dùng nhiệt để ép sang một bề mặt khác. Dưới tác dụng của nhiệt, mực sẽ thăng hoa sang bề mặt cần in. Cách So Sánh Mực In Áo Thun ✔ Mực in được xem là vật liệu quan trọng để cho ra những bản in đẹp. Dưới đây là một số cách nhận biết loại mực tốt nhất khi in trên vải màu trắng

Bước 1: Chuẩn bị lưới có mắt lưới khoảng 43 sợi/cm với 2 mảnh vải tương đối lớn với kích thước bằng nhau. Hai mảnh vải này thường có diện tích tối thiểu là 8*8 cm được đặt cách nhau ít nhất 4 cm. Vải càng lớn cho độ chính xác càng cao.

Bước 2: Đặt 2 loại mực in cần so sánh bên cạnh mỗi mảnh vải trên khung lưới, mỗi loại tương ứng một mảnh.

Bước 3: Chuẩn bị dao gạt có độ cứng khoảng 70D hoặc 80D và đủ dài để gạt mực.

Bước 4: Loại vải cần in phải có màu đen và phải có độ che phủ khoảng vài cm lên 2 mảnh vải này.

Bước 5: Đảm bảo lớp in ban đầu thấm vào mắt lưới với cả 2 loại mực cần so sánh. Sấy khô, Quét lớp mực lần 2. Bỏ lớp in đầu tiên.

Bước 6: Đặt một miếng vải mới với kích thước giống hệt ban đầu và in. Kéo dao gạt lên xuống vài lần sau đó sấy khô. Lấy lớp vải ra và đem sấy nhiệt trong lò sấy ở nhiệt độ 160 độ C và để trong 1 phút. Lưu ý đây là lớp in thử trên một phía.

Bước 7: Đặt một miếng vải khác giống mảnh vải trước và in như thế một lần nữa, nhưng lần này là in ở 2 phía. Gạt mực lên xuống vài lần và sấy khô lần nữa, rồi tiếp tục gạt mực qua lại vài lần. Sau đó lấy vải ra và đem sấy ở nhiệt độ 160 độ C trong thời gian 1 phút.

Bước 8: Lặp lại bước 6 và 7 để in các mẫu tiếp theo.

Thử nghiệm sản phẩm vải sau in:

  • Kiểm tra độ che phủ màu của miếng vải in 1 phía và miếng in 2 phía
  • Kiểm tra độ trắng của lớp in ở cả 2 phía.
  • Kiểm tra độ mềm của lớp in 1 phía và cả 2 phía
  • Kiểm tra độ đàn hồi của lớp in một phía và cả 2 phía (kéo chiều vải theo chiều vuông góc với sợi vải)
  • Kiểm tra đội linh hoạt xem mảnh vải nào cứng hơn

Cách Kiểm Tra Mực In Áo Thun Đồng Phục

✔ Để biết được mực in áo thun đồng phục có chất lượng hay không, bạn có thể tiến hành những cách sau:

  • Khi giặt, kiểm tra xem màu nước có thay đổi hay không, nếu màu nước bị đỏi chứng tỏ áo bạn bị ra màu.

  • Kéo giãn áo, kiểm tra vải có mềm, co giãn hay không, hình in có bị vỡ không. Hoặc dùng tay cậy hình in xem có dễ bong hay không.

  • Hình in có rõ nét và chân thực hay không.

  • Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì mực in áo đã đạt chất lượng.

  • Mẹo Giữ Hình In Áo Thun Không Bị Phai Màu ✔ Để giữ cho áo thun luôn bền đẹp, hình in có tuổi thọ cao thì bạn cần ghi nhớ những mẹo sau:

  • Khi mang áo thun vừa đặt in may về, bạn không nên giặt ngay vì có thể mực in chưa kịp khô. Do đó, bạn nên lôn mặt trái áo và dùng bàn là ủi lên hình in từ 3 đến 5 phút. Điều này giúp làm chết mực và giúp hình in bám chặt vào áo.

  • Khi giặt, không ngâm áo thun với xà phòng, bột giặt có tính tẩy cao vì có thể làm áo bị phai màu và hình in dễ bị bong tróc.

  • Giặt riêng áo màu với áo trắng để không làm lem màu.

  • Không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, chọn những nơi thoáng mát vì nhiệt độ quá cao sẽ làm áo nhanh bị phai màu và giảm tuổi thọ của hình in.

  • Khi phơi áo nên lộn trái mặt áo, tránh để 2 mặt hình in tiếp xúc với nhau khiến chúng dễ bị dính lại.

Khi ủi cần lộn mặt trái áo để không làm bong tróc hình in. Trên đây là tổng hợp những loại mực in áo thun đồng phục được dùng phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng có thể mang đến nhữn thông tin hữu ích nhất cho bạn. Đồng hành cùng Xưởng in đồng phục chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Nguồn: https://www.bici.vn/n/cac-loai-muc-in-ao-thun-dong-phuc.html